Hướng dẫn cách lấy hơi để hát hay như ca sĩ

Ai cũng muốn mình có được một giọng hát hay như ca sĩ để chỉ cần cất giọng là tất cả mọi người phải im lặng lắng nghe. Nhưng để làm được điều này không dễ chút nào. Nhất là khi không phải ai cũng có được giọng hát “trời cho” ngay từ khi sinh ra. Vậy nên, nếu muốn có được ánh nhìn thán phục của mọi người thì bạn cần phải học cách lấy hơi để hát hay như ca sĩ.

Lợi ích của việc học lấy hơi khi hát

Việc lấy hơi không chỉ nhằm mục đích cung cấp dưỡng khí cho cơ thể cũng như cung cấp làn hơi cho việc phát thanh mà nó còn góp phần biểu hiện ý nghĩa, nooijd ung, tình cảm của bài hát. Có nhiều cách lấy hơi khác nhau mà người ca viên cần biết và làm quen. Ngoài ra, có một số nguyên tắc trong việc lúc nào nên hay không nên lấy hơi và những lợi ích của việc lấy hơi như thế nào.

Việc lấy hơi có rất nhiều lợi ích. Có thể kể đến một số ví dụ như:

Thứ nhất, việc chủ động lấy hơi lúc bắt đầu hát cũng như trong bài hát sẽ làm cho tiếng hát được đầy đặn và có năng lực hơn. Nhiều ngời than hơi của mình ngắn hay yếu. Nguyên nhân phần lớn là do không lấy hơi đúng cách hoặc không có ý thức để lấy hơi đúng lúc.

Thứ hai, việc lấy hơi giúp cho bạn bắt đầu câu hát được đều đặn và sắc bén. Nhiều người lúc bắt đầu lời ca chưa đều, quá nhanh hoặc quá chậm so với nhạc là do chưa tập chủ động lấy hơi.

Các kiểu lấy hơi

Thông thường có bốn kiểu lấy hơi chính như sau:

Lấy hơi lớn: Đây là kiểu lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa.

Lấy hơi nhỏ: là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/ 4 phách. Lấy hơi nhỏ thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc).

Lấy hơi trộm: là cách lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy. Kiểu lấy hơi này thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ dung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca. Cách lấy hơi này cũng có thể dùng trong chỗ ngắt câu phù để phù hợp với ý nghĩa của câu nhạc.

Cướp hơi: đây là cách lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát. Bạn cần phải chú ý rèn luyện chăm chỉ mới có thể áp dụng thành công được.

Trong hợp ca, có những câu nhạc dài hoặc những chỗ ngân dài mà không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau lấy hơi trộm. Khi tiếp tục, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy.

Các nguyên tắc khi thực hiện lấy hơi trong bài hát

Dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng để đảm bảo bài hát được hoàn thiện và hay nhất, bạn cần phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc sau:

Lấy hơi trước mỗi câu hát (lúc khởi tấu cũng như trong bài hát) hoặc những chỗ bài hát ghi dấu lặng. Có những chỗ không cần lấy hơi nhưng tác giả cố ý ghi dấu lặng để người hát lấy hơi cho đồng đều, nhịp nhàng.

Câu hát dài cần ngắt để lấy hơi bổ sung nên ngắt hơi nào có đủ ý nghĩa.

Không lấy hơi vụn vặt, cứ 2 – 3 chữ đã ngưng để lấy hơi.

Không lấy hơi ở những từ ghép.

Khi hát những bài hát có nhịp độ thong thả thì lấy hơi vào cũng thong thả. Còn với những bài hát có nhịp độ sôi nổi thì lấy hơi cũng phải nhanh nhẹn, nhịp nhàng đáp ứng yêu cầu tốc độ của bài hát.

Nếu trong bài hát có đoạn nhạc dắp hát rời thì lấy hơi chuẩn bị cũng phải lấy hơi rời. Có nghĩa là lấy hơi nhanh rồi nén hơi chờ đợi cho đến khi hát các âm thanh rời.

Trên đây là cách lấy hơi để hát hay như ca sĩ. Dù bạn hát ở dàn karaoke hay hát karaoke trên điện thoại hoặc hát karaoke trên máy tính thì cũng cần phải cố gắng để luyện tập thì mới có thể hát hay hơn được. Không có bài tập nào giúp bạn tiến bộ vượt bậc ngay từ lần đầu tiên tập được. Chính vì vậy hãy kiên trì luyện tập nhé. Sau đó hãy chia sẻ cho Showboxappdl.org biết kết quả mà bạn đạt được bằng cách bình luận vào ô bên dưới nhé!